THỐNG KÊ TRUY CẬP

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh (tạm ngừng hoạt động) của Công ty

Tạm ngừng kinh doanh là một giải pháp được các doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn hoặc trước mắt chưa muốn hoạt động của mình vì nhiều lý do mà chưa tính đến việc giải thể doanh nghiệp. KTD Law Firm trân trọng giới thiệu trình tự thủ tục tạm ngừng kinh doanh để Quý khách hàng tham khảo.

I. Quy định chung       

Tạm ngừng kinh doanh là trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khoảng thời gian đó doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường.

Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 43/2010/NĐ-CP thì Doanh nghiệp, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và cơ quan thuế ít nhất mười năm ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh.

2. Ngành, nghề kinh doanh.

3. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, hộ kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.

4. Lý do tạm ngừng kinh doanh.

5. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của đại diện hộ kinh doanh.

Kèm theo thông báo phải có quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo của doanh nghiệp, nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để theo dõi.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận thông báo của hộ kinh doanh, lưu vào hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh để theo dõi.

II. Dịch vụ tư vấn tạm ngừng kinh doanh của KTD Law Firm

1. Tư vấn các quy định của pháp luật về Tạm ngừng kinh doanh

- Tư vấn các quy định pháp luật về thuế trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng;

- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng;

- Tư vấn về sự ràng buộc giữa người lao động và chủ doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng;

- Tư vấn các nội dung khác có liên quan đến việc tạm ngừng kinh doanh.

2. Hoàn thiện hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

- Biên bản họp của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần), của Chủ sở hữu hoặc Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH 1 thành viên), của các thành viên Hợp danh (đối với Công ty hợp danh) về việc tạm ngừng kinh doanh;

- Quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh;

- Thông báo tạm ngừng kinh doanh;

- Giấy ủy quyền;                                

- Các giấy tờ khác có liên quan.

3. Đại diện thực hiện các thủ tục tạm ngừng kinh doanh

- Tiến hành nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh;

- Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp;

- Nhận giấy xác nhận đồng ý tạm ngừng kinh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

III. Cam kết của KTD Law Firm

 - Hoàn thành công việc đúng thời hạn, thông tin chính xác với chi phí dịch vụ như quy định của công ty;

 - Cung cấp miễn phí và thường xuyên văn bản pháp luật liên quan (nếu khách hàng có nhu cầu). 

 

Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục tạm ngừng kinh doanh của Công ty hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

 

 

không có nội dung nào.
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
024.3233 6555
0934 585 568
  • Thành lập doanh nghiệp

  • Thay đổi đăng ký kinh doanh

  • Tư vấn đầu tư

  • Sở hữu trí tuệ

Bạn đọc quan tâm
Dịch vụ
Đối tác - khách hàng